RAM là bộ nhớ gì? Máy tính và laptop cần bộ nhớ RAM có dung lượng bao nhiêu là đủ?

RAM là linh kiện phần cứng quan trọng trong máy tính hay laptop. Bộ nhớ RAM cao thì máy của bạn sẽ đa nhiệm tốt hơn. Vậy RAM là gì? Laptop cần bộ nhớ RAM bao nhiêu là đủ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé.

RAM là bộ nhớ gì?

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ trong. Nó là một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc - ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.

RAM được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, máy tính, laptop, điện thoại thông minh hay máy in.

ram là gì
Ram là bộ nhớ trong

Các thông số của RAM là gì?

Trên bộ nhớ RAM có 2 thông số quan trọng bạn cần biết chính là: dung lượng RAM và bus RAM.

Dung lượng Ram: Thông số này càng lớn thì diện tích lưu trữ thông tin càng nhiều hơn, đồng thời cho khả năng truy suất dữ liệu càng nhanh hơn.

Bus RAM: được hiểu là độ lớn của kênh truyền dữ liệu, nó tương tự như bang thông trong các gói mạng Internet bạn hay dùng. Bus càng lớn thì độ lớn của kênh truyền càng lớn, từ đó tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh, khối lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.

Cấu tạo của RAM

Cấu tạo của RAM gồm 5 bộ phận chính là: Bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD và bộ đếm. Chi tiết như sau:

Bo mạch

Đây là bảng mạch bao gồm tất cả các thành phần của RAM, chúng kết nối giữa các thành phần bộ nhớ và máy tính thông qua một mạch bán dẫn silicon.

Vi xử lý

ram là gì
Cấu tạo RAM gồm 5 phần

Không giống như DRAM thông thường (không đồng bộ), các hoạt động bộ nhớ của SDRAM được đồng bộ hóa với vi xử lí nhằm đơn giản hóa giao diện điều khiển và loại bỏ việc tạo tín hiệu không cần thiết.

Ngân hàng bộ nhớ

Ngân hàng bộ nhớ có thành phần các mô-đun lưu trữ dữ liệu. Trong SDRAM, luôn có hai hoặc nhiều ngân hàng bộ nhớ, cho phép một trong số đó có truy cập vào những ngân hàng khác. 

Chip SPD

SDRAM có chip SPD (serial presence detect) trên bo mạch chứa thông tin về loại bộ nhớ, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Con chip này cho phép máy tính truy cập thông tin này khi khởi động.

Bộ đếm

Bộ đếm trên chip theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập cụm tốc độ cao. Nó sử dụng hai loại cụm tuần tự và xen kẽ.

Cơ chế hoạt động của RAM

Khi chúng ta mở một ứng dụng trên máy tính hay laptop, dữ liệu của phần mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại RAM, lúc này CPU sẽ truy xuất và lấy dữ liệu từ RAM để hiển thị vào đáp ứng lại thao tác của người dùng.

Phân loại bộ nhớ RAM

Phân loại RAM
Phân loại RAM

RAM – là một thông số có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của máy tính. Tùy cấu tạo và các loại máy mà Ram được phân loại như sau:

Phân loại theo cấu tạo

Phân loại theo cấu tạo sẽ có 2 loại chính là:

RAM tĩnh: Hay còn gọi là SRAM, loại Ram được sản xuất dựa trên công nghệ điện hóa phát quang ECL. Nó sở hữu bộ nhớ nhanh và không mất nội dung khi đã nạp.

RAM động: còn được gọi là DRAM, sử dụng công nghệ kỹ thuật MOS. Với loại RAM này việc ghi nhớ dữ liệu phụ thuộc vào quá trình duy trì điện tích nạp vào tụ điện. Vì thế khi máy tính tắt nguồn bộ nhớ RAM sẽ bị xóa toàn bộ.

ram là gì

RAM động hay còn gọi DRAM 

Phân loại RAM theo từng loại máy tính

Hiện nay đa phần các mẫu RAM trang bị trên laptop đều là RAM động với một số loại phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất là:

SDR: Loại RAM có bộ nhớ có phần hạn chế, hơn nữa tốc độ cũng hơi chậm nên không còn được dùng.

DDR: nó được sản xuất sau SDR nên có tốc độ xử lý nhanh hơn đến 2 lần, bộ nhớ cũng lớn hơn, tuy nhiên hiện nay cũng không còn sử dụng nhiều.

DDR2: sở hữu bộ nhớ rất cao, tích hợp thêm chức năng tiết kiệm điện năng nên khoảng năm 2005-2008 rất được ưa chuộng.

DDR3: Đến 2010 thì đây là loại RAM được yêu thích, nó được cải thiện rất nhiều về tốc độ truy xuất dữ liệu, bộ nhớ cùng khả năng tiết kiệm điện.

DDR3L: đây là loại RAM được trang bị trên các mẫu máy tính cao cấp, với khả năng tiết kiệm điện tối ưu nên giúp thời lượng pin kéo dài hơn nhiều.

DDR4: Loại ram mạnh nhất hiện nay với bộ nhớ nhớ, xung nhịp bus cao, cho hiệu quả làm việc đỉnh cao.

Máy tính và laptop cần bộ nhớ RAM có dung lượng bao nhiêu là đủ?

Ngoài những thông tin cơ bản nhất về RAM là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số, tiếp theo mời bạn đến với thông tin RAM dung lượng bao nhiêu là đủ sau đây.

Ngày nay Laptop thường được trang bị RAM tối thiểu là 4GB, một số dòng máy khác RAM có thể lên đến 8GB, một số dòng laptop giá cao hơn thì được trang bị RAM từ 12GB đến 32GB.

dung lượng RAM laptop
Dung lượng RAM laptop

- Mức RAM tối thiểu (4GB) chỉ phù hợp cho các công việc như duyệt web, email, xem video hay chơi một số game nhẹ. RAM 4GB là mức RAM mà một chiếc laptop Windows hay OS X có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh viên hay dân văn phòng.

+ Những Laptop có RAM 4GB: Lenovo ThinkPad L380 Yoga, Dell Latitude E7270, Dell Vostro 5459 

- Laptop có RAM 8GB đến 16GB sẽ đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng và nếu dung lượng RAM lớn hơn các con số này thường là để đáp ứng một số đam mê của người dùng như các kỹ sư máy tính, game thủ hoặc các chuyên gia thiết kế video và hình ảnh.

+ Những Laptop có RAM 8GB: Asus Zenbook 14 UX433F

+ Những Laptop có RAM 16GB: Macbook Pro 15 inch 2019 Core i9, Macbook Pro 15 inch 2017 Core i7

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cơ bản phần nào về RAM cho máy tính và laptop cũng như cách lựa chọn RAM cho phù hợp với mục đích sử dụng nhé.