Tìm hiểu về các công nghệ pin laptop mới nhất 2023
Pin laptop là nguồn cung cấp điện dự phòng cho laptop, giúp cho người dùng có thể sử dụng máy tính xách tay một cách dễ dàng và tiện lợi mà không cần kết nối với nguồn điện trực tiếp.
Pin laptop thường được tích hợp sẵn trong laptop và có thể sạc lại để sử dụng nhiều lần. Thời lượng sử dụng của pin laptop phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dung lượng pin, loại pin, cấu hình máy tính, cách sử dụng của người dùng…
Cấu tạo của pin laptop
Cấu tạo pin laptop gồm 3 phần
Pin laptop được sản xuất từ vật liệu hoá học và bao gồm 3 bộ phận chính là bo mạch, cell pin và vỏ pin - mỗi bộ phận sẽ có chức năng riêng.
Bo mạch: Đây là thành phần rất quan trọng chứa các thông tin giúp cho máy tính có thể nhận dạng chính xác loại Pin phù hợp. Ở đây cũng là nơi chứa các mạch bảo vệ, mạch sạc, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.
Các Cell: Tùy từng loại mà ta có 3 - 4 - 6 - 8 - 9 hoặc 12 cell. Các viên Pin dung lượng lớn có thể có nhiều cell hơn nữa. Các cell phổ biến hiện nay là cell tròn, có dung lượng 2000mAh, 2200mAh, 2400mAh, 2600mAh. Cell vuông có dung lượng nhỏ hơn (1800mAh) và thường dùng trong các máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400, ....
Vỏ: Giữ và bảo vệ cell, mạch điện thành một khối gắn kết chặt chẻ. Tạo thành pin laptop hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy.
Số lượng Cell pin và sự tương quan đến thời gian đến thời gian sạc và sử dụng
Cell pin bao gồm những cục pin Li-ion hoặc pin Li-po được ghép nối với nhau, mỗi cell pin là 1 cục pin có điện thế điện thế từ 3,6-3,7 V, dung lượng từ 2200-2600 mAh, pin có dạng hình trụ đường kính 18 mm, cao 65 mm.
Cell pin là gì?
Nếu pin của bạn có thông số là 6 Cell thì pin của bạn có thể dùng được từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút đồng hồ. Tùy vào hiểu nằng và cách sử dụng mà thời gian pin sử dụng được lâu hay ngắn. Số lượng Cell pin được trang bị trên laptop có thể từ 2 đến 12 cell pin tùy theo đặc thù của từng máy.
Các công nghệ pin laptop mới nhất
Công nghệ Lithium-Ion (Pin Li-Ion)
Công nghệ Lithium-Ion (Li-ion) là một trong những công nghệ pin tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ này có nhiều ưu điểm so với các công nghệ pin trước đó, bao gồm:
Mật độ năng lượng cao: Pin Li-ion có mật độ năng lượng cao hơn so với các loại pin khác, giúp các thiết bị điện tử có thể hoạt động lâu hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn.
Không có hiện tượng "memory effect": Pin Li-ion không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng "memory effect" (hiện tượng khi pin mất năng lượng vì việc sạc không đầy đủ), do đó có thể sạc lại nhiều lần mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.
Công nghệ Lithium-Ion (Li-ion)
Tuổi thọ dài: Pin Li-ion có tuổi thọ lâu hơn so với các loại pin trước đó, giúp giảm chi phí thay thế pin và giảm tác động đến môi trường.
Tuy nhiên, công nghệ Lithium-Ion cũng có những hạn chế và rủi ro, bao gồm:
Chi phí sản xuất cao: Pin Lithium-Ion có chi phí sản xuất cao hơn so với các loại pin trước đó, do đó giá thành sản phẩm cũng sẽ cao hơn.
Khả năng sạc giảm dần: Pin Lithium-Ion có thể sạc được nhiều lần, tuy nhiên khả năng sạc của pin sẽ giảm dần theo thời gian.
Công nghệ Lithium-Polyme (Li-Po)
Công nghệ Lithium-Polyme (Li-Po) là một loại công nghệ pin sử dụng chất liệu Lithium-ion (Li-ion) và polymers (polymer là một loại hợp chất được tạo thành bởi nhiều phân tử nhỏ gộp lại với nhau thành một cấu trúc lớn hơn).
Các ưu điểm của công nghệ Li-Po bao gồm:
Khối lượng nhẹ: Các pin Li-Po rất nhẹ do được thiết kế với cấu trúc mỏng hơn so với các loại pin khác, điều này rất thuận tiện cho việc sử dụng trên các thiết bị di động.
Công nghệ Lithium-Ion (Li-ion)
Tỷ lệ năng lượng trên khối lượng cao hơn: Pin Li-Po có khối lượng nhẹ nhưng có tỷ lệ năng lượng trên khối lượng cao hơn so với các loại pin khác.
Tuổi thọ cao: Các pin Li-Po có tuổi thọ cao hơn so với các loại pin khác, điều này giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và thay thế.
Không tự xả: Pin Li-Po không tự xả nếu không sử dụng trong thời gian dài, điều này giúp kéo dài tuổi thọ của pin.
Tuy nhiên, công nghệ Li-Po cũng có một số nhược điểm như:
Tính ổn định kém: Pin Li-Po có tính ổn định kém hơn so với các loại pin khác, do đó cần phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận.
Giá thành cao: Pin Li-Po có giá thành cao hơn so với các loại pin khác, điều này làm tăng chi phí sản xuất các sản phẩm sử dụng pin Li-Po.
Pin rời và Pin liền khác nhau như thế nào?
Pin laptop rời
Pin rời: Là pin chính hãng của laptop, có thể tháo ra dễ dàng nhờ vào nút công tắc đơn giản và có thể thay thế/nâng cấp thêm pin loại khác lên 6 cell, 9 cell, 12 cell hoặc cao hơn nữa. Nếu pin càng nhiều cells thì cục pin đó sẽ càng nặng hơn và thời gian sạc tất nhiên sẽ lâu hơn. Loại pin này thường xuất hiện ở những máy đời cũ.
Pin liền: Cũng là pin chính hãng của laptop, tuy nhiên là nếu bạn muốn thay thế pin (không thể nâng cấp nhiều cells hơn) thì bạn cần phải mở máy ra thông qua ốc vít. Vì loại pin này thường nhỏ hơn và sử dụng công nghệ khác, tuổi thọ của pin cũng cao hơn. Những loại pin này thường xuất hiện ở những máy đời mới cho đến hiện tại bây giờ.
Vừa rồi, Yami Computer đã giới thiệu đến bạn những công nghệ pin laptop phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn nhé.
Hello, Máy tính bảng RẺ.
4.490.000 đ
- Apple A12
- Sim 4G/eSIM
- 19.1 Wh (~ 5124 mAh)
- Khối lượng: 300.00g
1.190.000 đ
- MediaTek MT8
- IMG PowerVR GE8320
- 5100 mAh
- Khối lượng: 371.00g
900.000 đ
- Kirin 659
- Adreno 308
- 5100 mAh
- Khối lượng: 460.00g
999.000 đ
- Snapdragon 4
- Adreno 504
- 5100 mAh
- Khối lượng: 347.00g