Máy trạm (PC Workstation) là gì? Khi nào nên dùng máy tính trạm

Máy Workstation hay máy trạm là dòng máy có tính năng ưu việt vượt xa so với các dòng máy desktop thông thường. Hiện nay, khách hàng rất tin tưởng và sử dụng loại máy này vì tính năng vượt trội mà nó mang lại. Vậy máy trạm (PC Workstation) là gì? Khi nào nên dùng máy trạm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Máy trạm (PC Workstation) là gì?

Máy trạm hay còn gọi là máy tính trạm, máy tính workstation, máy trạm workstation,... là dòng máy tính mà từ linh kiện đến công nghệ được nâng cấp hiện đại và tối ưu nhất. Máy trạm có những tính năng vượt trội hơn máy tính thông thường vì nó được trang bị cấu hình mạnh hơn giúp hoạt động nhanh hơn, được thiết kế chuyên biệt để chạy các ứng dụng khoa học hoặc kỹ thuật.

Máy trạm (PC Workstation) là gì

Máy trạm Dell Precision T7810 

Không những thế máy tính trạm còn được tối ưu hóa nhằm xử lý các dữ liệu phức tạp khác nhau, cũng như có thể kết nối với nhau qua mạng máy tính và phục vụ nhiều người dùng cùng một thời điểm.

Đặc điểm của máy trạm là gì?

Sau khi đã tìm hiểu máy trạm là gì? Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm đặc biệt khiến máy tính trạm khác so với các loại máy tính thông thường.

Cấu hình và hiệu năng vượt trội

Được trang bị cấu hình thế hệ mới nhất, có card đồ họa chuyên dụng hiếm thấy ở mẫu máy tính thông thường. Xử lý nhanh chóng các tác vụ nặng như xử lý đồ họa phức tạp. Khả năng xử lý của máy tính, máy chủ thì chậm chạp và thường mất nhiều thời gian.

Bộ vi xử lý

Máy trạm sử dụng CPU hiệu năng xử lý cực mạnh với tần suất lớn, máy trạm được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 hay Intel Xeon thay vì là CORE I CPU như máy tính thường. Máy trạm có khả năng xử lý đa luồng, có bộ nhớ đệm cao và tốc độ CPU nhanh lên đến tận 4.0Ghz.

Ổ cứng

Ổ cứng của máy trạm được thiết kế lai giữa HDD, với tốc độ vòng quay cao nhất là 7200rpm nên rất an toàn, còn tốc độ quay của máy tính thường rơi vào 5400rpm rất ít máy có tốc độ 7200rpm. SSD PCle sử dụng công nghệ mới nhất đem lại tốc độ truy xuất nhanh chóng mà vẫn bảo đảm dung lượng lớn cho việc lưu trữ dữ liệu.

Máy tính trạm (workstation)

Máy trạm HP Workstation Z840 

Màn hình

Màn hình công nghệ IPS chống lóa cao cấp được tích hợp vào máy, màn hình từ 15.6inch đến 17.3inch và độ phân giải Full HD lên đến 4K. Màu sắc và độ tương phản chính xác cao nhất, màn hình có góc nhìn rộng hơn, hình ảnh không bị biến dạng,...

Thiết kế

Máy trạm có các thiết bị nhập/ xuất như bàn phím, chuột,... như máy tính thường nhưng nó được trang bị những linh kiện chất lượng, thiết kế ngoại hình bền chắc, chuyên nghiệp, chịu lực tốt hơn máy tính thường. Còn máy chủ là loại máy tính không có các thiết bị nhập/xuất như máy trạm và máy tính thường.

Dễ dàng thay thế linh kiện

Hầu hết các dòng máy tính trạm đều có thiết kế dạng tool-less để người dùng có thể dễ dàng thay thế và nâng cấp linh kiện khi cần. Điều này tạo nên sự thuận lợi khi bạn muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị, hoặc có một bộ phận, linh kiện nào xuống cấp và cần phải thay thế, sửa chữa.

Khi nào nên dùng máy tính trạm?

Máy tính trạm (workstation)

Máy trạm HP Workstation Z640 

Máy tính trạm (workstation) là một loại máy tính có cấu hình mạnh, được thiết kế để xử lý các tác vụ nặng và đòi hỏi hiệu suất cao. Dưới đây là một số trường hợp bạn nên sử dụng máy tính trạm:

Công việc đòi hỏi xử lý đồ họa và thiết kế chuyên nghiệp: Nếu bạn là một người làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, làm phim, hoặc làm công việc đòi hỏi xử lý hình ảnh và video chất lượng cao, máy tính trạm có sức mạnh và khả năng đồ họa mạnh mẽ là lựa chọn tốt.

Phát triển phần mềm và lập trình: Máy tính trạm thường được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm để xây dựng và kiểm tra ứng dụng phức tạp. Hiệu suất cao và khả năng mở rộng của máy tính trạm giúp tăng năng suất trong công việc này.

Giả lập và thử nghiệm: Nếu bạn là một chuyên gia trong việc giả lập mô hình phức tạp, thực hiện thử nghiệm phần cứng và phần mềm, máy tính trạm có thể đáp ứng các yêu cầu của bạn.

Xử lý dữ liệu lớn: Khi bạn làm việc với các tập dữ liệu lớn và phức tạp trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, máy tính trạm có khả năng xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các máy tính thông thường.

Ngoài việc thiết kế, lưu trữ,... máy trạm còn đảm nhiệm một số công việc như ứng dụng email, thiết kế chỉnh sửa video,... Nếu dùng máy trạm với nhiều công việc thì bạn cần có một bộ xử lý cao cấp hơn, một card đồ họa chuyên dụng, cung cấp đủ dung lượng bộ nhớ.

Ở Việt Nam các hãng sản xuất workstation nổi tiếng là HP, Dell, IBM cho phép khách hàng lựa chọn các thành phần bên trong workstation phù hợp với yêu cầu công việc.