SSD M.2 là gì? Có mấy loại ổ cứng SSD M.2?

Một trong những thế hệ ổ cứng phổ biến nhất hiện nay đó là ổ cứng SSD M.2. Đây được xem là một ổ cứng mang đến cho người dùng laptop, máy tính rất nhiều ưu điểm, so với những thế hệ ổ cứng trước đó, chúng sở hữu một tốc độ xử lý rất nhanh và kích thước lại còn nhỏ gọn. Trong bài viết này, cùng mình tìm hiểu xem ổ cứng SSD M.2 là gì? Và ổ cứng SSD M.2 có những loại nào nhé.

Ổ cứng SSD M.2 là gì?

SSD M.2 là một thế hệ mới của ổ cứng SSD. Ổ cứng SSD M.2 được xem là chuẩn kết nối chính cho các SSD di động thế hệ mới, nối tiếp từ các ổ SSD trước đó (SATA III) thường bị giới hạn ở tốc độ truyền tải ở mức là 550 MB/s, trong khi đó SSD M.2 cho tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần.

Ổ cứng SSD M.2
Ổ cứng SSD M.2

SSD M.2 hay còn được gọi là NGFF (Next Generation Form Factor), sau này thì được đổi tên thành M2. Thế hệ ổ cứng SSD này cho ra tốc độ vượt trội hơn và được ứng dụng rộng rãi. Ngoài ra, thế hệ ổ cứng SSD M.2 còn được xem là một sự lựa chọn tối ưu và tốt nhất cho các bo mạch chủ mà người dùng thường hay sử dụng hiện nay.

Các loại ổ cứng SSD M.2

Với kích thước nhỏ gọn, ổ cứng SSD M.2 được sử dụng cho các dòng laptop mỏng nhẹ. Ổ cứng SSD M.2 có các loại sau đây:

Đặc điểm nổi bật của ổ cứng SSD M.2

Tốc độ truyền dữ liệu của SSD M.2

Tốc độ truyền dữ liệu của SSD M.2 vượt trội so với thế hệ cũ, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc bạn dùng loại SSD M.2 nào và cách lắp chúng vào mainboard có phù hợp không.

Ổ cứng SSD M.2
Ổ cứng SSD M.2 có tốc độ tuyền dữ liệu nhanh

Cụ thể, ổ SSD có hai loại là SSD M.2 SATA và SSD M2 PCIe. SSD M.2 SATA có chân cắm SATA 3 nên người dùng có thể gắn vào vị trí của ổ cứng thông thường, tuy nhiên tốc độ của SSD M.2 SATA chỉ ở mức 550Mb/s tức tương đương với hầu hết các SSD thông thường hiện nay, trong khi SSD M.2 PCIe có sẽ có tốc độ cao nhất là đến 3500Mb/s, gấp 6 lần so với SSD thông thường. SSD chuẩn SATA hay M2 PCIe đều có thể cắm vào cổng M.2 trên laptop, tuy nhiên mainboard của máy tính hỗ trợ loại nào thì loại đó mới sử dụng được.

Kích thước SSD M2 nhỏ gọn chỉ bằng một thanh RAM

SSD thông thường có chung chiều rộng là 22mm, còn chiều dài sẽ có khác biệt tùy từng loại. Ổ cứng SSD chuẩn M.2 (SSD M.2 PCIe) thường chỉ nhỏ bằng thanh RAM máy tính và có kích thước 22x80mm trong khi SSD M.2 SATA có kích thước là 2.5 inch. Kích thước nhỏ gọn hơn cho phép chúng trang bị được trên cả máy tính để bàn và laptop, thậm chí là cho nhiều loại laptop mỏng gọn.

Ổ cứng SSD M.2
Kích thước SSD M.2 chỉ bằng thanh RAM

Một số lưu ý khi mua ổ cứng SSD M.2

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy được là ổ cứng SSD M.2 được bán đại trà trên hầu hết các thị trường. Tuy nhiên, cũng không phải không có trường hợp hàng giả, hàng nhái được trà trộn vào với hàng chính hãng với một mức giá rẻ hơn, điều này khiến cho không ít người đã vô tình mắc phải.

Để tránh việc mua phải những chiếc ổ cứng SSD như thế này, tránh “tiền mất tật mang”, mình xin đưa ra một vài lưu ý cho các bạn khi mua ổ cứng SSD M.2:

Một lưu ý nữa, ổ cứng SSD M.2 chủ yếu sẽ có 2 loại chân cắm, đó là loại 3 chân (M-Key và B-Key) hoặc loại 2 chân (M-Key). Đặc biệt, cho dù là ổ SSD SATA hay ổ cứng SSD M.2 PCle thì đều có thể cắm vào cổng M2 trên laptop. Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý xem là mainboard của máy hỗ trợ loại ổ cứng SSD nào thì loại đó mới có thể sử dụng được.

Ổ cứng SSD M.2
Nên chọn ổ cứng SSD M.2 của nhà cung cấp uy tín

Một số laptop sử dụng chuẩn SSD M2 có bán tại Yami Computer như:

SSD M.2 SATA: HP 240 G6, HP 440 G5

SSD M.2 PCIe: Asus Zenbook 14 UX433F, Lenovo ThinkPad L380 Yoga, Lenovo ThinkPad T470, Lenovo ThinkPad X280…

Ổ cứng SSD M.2 mang đến cho người dùng với nhiều ưu điểm nổi trội, đặc biệt là về tốc độ xử lý cũng như kích thước nhỏ gọn của thế hệ ổ cứng SSD này. Thế nên, nhờ có những đặc điểm nổi bật màn rất nhiều mẫu laptop cũng như người dùng đã chủ động hơn trong việc trang bị cho mình một chiếc laptop có ổ cứng SSD M.2.

Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về ổ cứng SSD M.2, những đặc điểm khác biệt của chúng cũng như những lưu ý khi trang bị cho mình một chiếc ổ SSD. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết.