Cổng Thunderbolt trên Macbook có gì hay ho mà chỉ mình sản phẩm Apple có?

Những người dùng MacBook hẳn cũng đã biết đến Thunderbolt. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là một sức mạnh khủng khiếp mà bản thân cái tên của nó cũng không thể lột tả hết được. Cùng tìm hiểu cổng Thunder bolt là gì? Có những loại nào? cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho thời đại 4.0 hiện nay nhé.

Cổng Thunderbolt là gì?

Cổng Thunderbolt là một công nghệ kết nối ngoại vi được phát triển bởi Intel và Apple, cho phép kết nối thiết bị với máy tính hoặc Macbook với tốc độ và tính linh hoạt cao. Thunderbolt được ra mắt vào năm 2011 trên Macbook Pro với tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa lên đến 10 Gbps và hỗ trợ xuất video lên màn hình với độ phân giải Full HD.

Cổng Thunderbolt
Cổng Thunderbolt trên Macbook

Thunderbolt mang đến hiệu năng mạnh mẽ với với tốc độ truyền dữ liệu cao, hiển thị hai màn hình 4K, ngoài chức năng truyền dữ liệu thì cổng Thunder bolt có thể sạc và nối chuỗi nhiều thiết bị lại với nhau. 

Bên cạnh đó, cổng kết nối này sử dụng đầu nối giống với Mini DisplayPort (MDP). Mặt khác, Thunderbolt kết hợp PCI Express (PCIe) và DisplayPort (DP) thành một tín hiệu nối tiếp cùng với kết nối DC hỗ trợ dữ liệu, video, âm thanh tối đa và sạc nguồn từ một cổng duy nhất. 

Sợi cáp của Thunderbolt chủ yếu là đồng, cáp này có hai chiều và mỗi cổng Thunder bolt hỗ trợ hai bên, nghĩa là cổng có thể gửi và nhận dữ liệu cùng một lúc. Cổng cũng có thể cung cấp năng lượng cho bất kì thiết bị ngoại vi nào được kết nối. Tối đa sáu thiết bị ngoại vi có thể được hỗ trợ bởi một đầu nối thông qua các cấu trúc liên kết khác nhau.

Tính năng của cổng Thunderbolt

Ưu và nhược điểm của cổng Thunderbolt

Cổng Thunderbolt
Ưu và nhược điểm cổng Thunderbolt

Ưu điểm của Thunderbolt

Tốc độ và khả năng truyền dữ liệu chính là điểm mấu chốt giúp Thunderbolt tỏa sáng. Cổng Thunderbolt có thể truyền dữ liệu tối đa lên đến 40 Gbps (Thunderbolt 3,4), khả năng truyền dữ liệu hai chiều và hỗ trợ dữ liệu, âm thanh, video thông qua một cổng duy nhất.

Cổng Thunderbolt có thể sạc ở công suất 100 W, hỗ trợ PCI-E để bạn có thể kết nối, tăng sức mạnh và tốc độ card đồ họa. Tốc độ mã hóa nhanh, gần với thời gian thực mang đến sự nhanh chóng và tiện lợi cho người dùng.

Nhược điểm của Thunderbolt

Cổng kết nối Thunderbolt không sử dụng rộng rãi cho hầu hết các dòng máy tính, chủ yếu là các dòng máy mỏng nhẹ, sang trọng, thời trang, được tối giản về kích thước như Macbook.

Nhiều ý kiến cho rằng cổng Thunderbolt khá đắt so với USB và Firewire. Một vài lý do được đưa ra vì đây là công nghệ độc quyền do Intel và Apple sở hữu, giá cả dựa trên mức cung và cầu. Có thể nói, Thunderbolt không được phát triển cho người dùng mức trung bình và phổ thông.

Một hạn chế khác của cổng kết nối này chính là tính bảo mật. Giống như các chuẩn kết nối tốc độ cao khác như PCI, FireWire, PC Card và Express Card, Thunderbolt có khả năng dễ bị tấn công bởi truy cập bộ nhớ trực tiếp hoặc các cuộc tấn công DMA. 

Phân loại các cổng Thunderbolt hiện có

Qua nhiều năm cải tiến, cổng Thunderbolt được cải tiến qua nhiều đời, được phân thành các loại sau:

Cổng Thunderbolt đời đầu

Cổng Thunderbolt này đã có trên Macbook Pro 2011 với việc sử dụng Mini DisplayPort để kết nối với màn hình ngoài, đọc ghi dữ liệu ổ cứng, tạo các cổng chuyển ra nhiều thiết bị với băng thông lên tới 10 Gbps cho mỗi chiều gửi và nhận. Sản phẩm dùng cổng Thunderbolt đời đầu như là Macbook Air 13 2014.

Cổng Thunderbolt

Cổng Thunderbolt của Macbook Air 13 2014

Cổng Thunderbolt 2

ThunderBolt 2 tăng gấp đôi tốc độ truyền bằng cách cho phép 4 kênh được kết nối theo cùng một hướng. Về mặt chức năng, 2 chuẩn đầu tiên giống hệt nhau và đều sử dụng các đầu nối mini DisplayPort (mini DP).

Chuẩn mới này gộp 2 kênh gửi/nhận 10Gbps của Thunderbolt đời đầu thành 1 kênh 20Gbps duy nhất. Các thiết bị Thunderbolt hoàn toàn tương thích với cổng Thunderbolt 2 khi mà dây cáp không có gì thay đổi. Thunderbolt 2 hỗ trợ chuẩn DisplayPort 1.2, có khả năng xuất tín hiệu ra 1 màn hình 4K (tối đa 75Hz) hoặc 2 màn hình QHD (tối đa 75Hz).

Các sản phẩm có trang bị cổng Thunderbolt 2 là Macbook Air 13 inch 2015, Macbook Air 13 inch 2016.

Cổng ThunderBolt 3

ThunderBolt 3 mang đến nhiều cải tiến quan trọng hơn. Bên cạnh việc tăng gấp đôi băng thông so với phiên bản trước, bằng cách tăng gấp 2 số kênh DisplayPort có sẵn và sử dụng chuẩn PCI Express 3.0, nó hỗ trợ chuẩn USB 3.1 và sử dụng USB Type-C thay vì đầu nối mini DisplayPort.

Nhờ đó, ThunderBolt 3 tương thích với các thiết bị USB 3.1, tuy nhiên bị giới hạn ở mức 10Gbps (1GB/s) - tốc độ truyền tối đa của USB 3.1. Các sản phẩm trang bị cổng Thunderbolt 3 như: Macbook Pro 13 inch 2016, Macbook Pro 13 inch 2017, Macbook Air 13 inch 2019.

Cổng Thunderbolt 4

Cổng Thunderbolt

ThunderBolt 4 là thế hệ tiếp theo với nhiều cải tiến vượt trội so với phiên bản trước đó là ThunderBolt 3.

Tốc độ truyền tải của Thunderbolt 4 không nhanh hơn Thunderbolt 3 và hoạt động với thông lượng tối đa là 40 Gbps. Tuy nhiên, Thunderbolt 4 yêu cầu tốc độ băng thông PCIe là 32 Gbps - gấp 2 lần Thunderbolt 3, vì vậy các tác vụ máy tính thông thường liên quan đến truy xuất và lưu trữ dữ liệu tăng tốc đáng kể.

Là chuẩn kết nối ThunderBolt mới nhất hiện nay, những điểm cải tiến nổi bật của thế hệ ThunderBolt 4 so với ThunderBolt 3 có thể kể đến như:

Trên đây là các thông tin chi tiết nhất về cổng Thunderbolt cũng như những ưu điểm mà nó mang lại trên các dòng Macbook hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích nhé.